Các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng về dầu nhuyễn thể và dầu cá Dầu nhuyễn thể

Kết quả của nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng sinh học của axit béo có gốc phospholipid là tốt hơn so với gốc triglyceride,[7] đặc biệt đối với axit béo omega-3.[8] Bên cạnh đó, khả năng hấp thu omega-3 khi dùng dầu nhuyễn thể là cao hơn gấp nhiều lần so với omega-3 hấp thu từ dầu cá.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một số thử nghiệm về tính sinh khả dụng (khả năng hấp thu vào cơ thể) của axit béo omega-3 có trong dầu nhuyễn thể trên cơ thể người. Kết quả từ những thí nghiệm này cho thấy nồng độ EPA và DHA trong huyết tương đều tăng lên đáng kể, điều đó chứng minh được rằng axit béo omega-3 trong dầu nhuyễn thể có tính sinh khả dụng rất cao. 

Trong một thử nghiệm mù đôi (double-blind experiment) kéo dài 1 tháng, 76 đối tượng thừa cân và béo phì được phát ngẫu nhiên ba loại thực phẩm khác nhau: dầu nhuyễn thể, dầu cá và dầu ô-liu. Hàm lượng EPA có trong dầu nhuyễn thể và dầu cá là bằng nhau. Tuy nhiên sau 4 tuần, các nhà nghiên cứu thu được kết quả rằng, nồng độ huyết tương EPA của nhóm sử dụng dầu nhuyễn thể cao hơn so với nhóm dùng dầu cá.[8]

Một thử nghiệm khác kéo dài 7 tuần với 113 đối tượng (mắc bệnh mỡ trong máu hoặc máu có hàm lượng triglyceride cao) được tiến hành. 113 người này được chia thành 3 nhóm khác nhau: nhóm sử dụng dầu nhuyễn thể, nhóm dùng dầu cá và nhóm không điều trị. Kết quả cho thấy 2 nhóm sử dụng dầu nhuyễn thể và dầu cá có nồng độ huyết tương EPA và DHA cao hơn nhóm không điều trị.[9]

Tuy nhiên, ở một thử nghiệm khác (thử nghiệm mù đôi giả dược) được tiến hành trên những tình nguyện viên khỏe mạnh nhằm đánh giá tác dụng của 3 liệu pháp khác nhau (dầu nhuyễn thể, dầu cá và giả dược) trên tế bào hồng cầu và huyết tương. Thử nghiệm kéo dài 4 tuần này là thử nghiệm đầu tiên xem xét tác động của omega-3 đến thành phần axit béo có trong tế bào hồng cầu, giúp đánh giá khả năng hấp thu của các thành phần biểu mô trong dài hạn. Liều lượng axit béo omega-3 có trong dầu cá và dầu nhuyễn thể được sử dụng là như nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ huyết tương và tế bào hồng cầu ở nhóm đối tượng sử dụng dầu cá và dầu nhuyễn thể tăng lên nhiều hơn so với nhóm dùng giả dược. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu còn phát hiện rằng nhóm đối tượng dùng dầu nhuyễn thể có nồng độ huyết tương, tế bào hồng cầu cũng như mức độ hấp thu axit béo omega-3 cao hơn so với nhóm dùng dầu cá. Cụ thể, theo kết quả của thí nghiệm trên, những đối tượng sử dụng dầu nhuyễn thế có hàm lượng axit béo omega-3 được hấp thu vào cơ thể cao hơn gấp 2,5 lần so với nhóm dùng dầu cá.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dầu nhuyễn thể http://www.scribd.com/doc/235264061/Evaluation-of-... http://www.scribd.com/doc/235264064/Evaluation-of-... http://www.scribd.com/doc/235264065/Evaluation-of-... http://www.scribd.com/doc/235264071/Omega-3-DHA-an... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15656713 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/7990663 //dx.doi.org/10.1007%2FBF02536628 http://www.wellwise.org/krill-oil/is-the-krill-fis... https://www.google.com/patents/EP1417211B1 https://www.google.com/patents/US6800299